TÔM ĐỒNG

Liên hệ

  • Tên gọi: Tôm Đồng

  • Vùng nuôi: Nước ngọt

  • Hình thức nuôi: Lồng, ao, bể xi măng

  • Kích cỡ cá: Đủ size lớn nhỏ

  • Tình trạng: Cá khỏe mạnh, sức sống dai

  • Giá bán: Vui lòng gọi trực tiếp để có GIÁ TỐT NHẤT

  • 0915.798.656
  • Emai: nguyenvannhathd1984@gmail.com

    Liên hệ mua hàng

    Hotline: 089.869.3333

    • GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

    • Tư Vấn
      0915.798.656

    Thông tin khuyến mại

    Đặc biệt: Nhận giao cá tận nhà – Bất kể số lượng cho quý khách tại Hải Dương và Gửi giống Tôm Đồng tận nơi – Bao hao hụt đối với các khách ở tỉnh xa. Quý khách cần TƯ VẤN BÁO GIÁ & ĐẶT CÁ. Hãy kết nối trực tiếp với CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG. Khi quý khách mua hàng với số lượng lớn sẽ được chiết khấu với tỉ lệ 10%,20%.  Hotline: 0915798656 – 0332.323.088

    Mô tả sản phẩm

    Việt Trung cung cấp giống tôm đồng khỏe mạnh, chất lượng. Tôm được chọn lọc nghiêm ngặt . Tư vấn kỹ thuật đào ao nuôi tôm, chăm xóc tôm đồng hiệu quả nhất

    CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG

    Bệnh do virus a. Whiter Spot Syndrome Virus – WSSV gây ra

    Biểu hiện: Xuất hiện đốm trắng trên thân tôm.

    Nguyên nhân: Do virus Whiter Spot Syndrome Virus gây bệnh.

    Cách thức: Virus xâm nhập vào tôm và lưu trú trên nhiều bộ phận như: mang, dạ dày, nội bì, tinh hoàn, buồng trứng, mắt, hệ thần kinh,… và các bộ phận khác. Sau khi đã xâm nhập được vào tôm, loại virus này nhân bản bằng cách lấy năng lượng và vật chất từ tế bào chủ. Số lượng virus tăng lên chóng mặt và làm cho các tế bảo tôm hoạt động không bình thường.

    Quan sát dưới kính hiển vi, những tế bào bị nhiễm virus phần nhân kích thước to hơn bình thường. Khi virus phat triển mạnh và đến 1 giai đoạn sẽ làm vỡ nhân giết chết tế bào đó. Lúc này virus phát tán ra môi trường nước và tấn công vào những con tôm khác. (Theo Trần Thị Việt Ngân – 2002)

    Tác hại: Tôm khi bị bệnh rất dễ phát hiện ở giai đoạn nhỏ và sắp trưởng thành. Tôm thường dạt vào bờ trên tầng mặt, hoạt động kém và bỏ ăn. Các bộ phận trên cơ thể bị tổn thương như: nắp mang phồng lên, nhiều sinh vật bám vào vỏ. Tôm bị bệnh sức khỏe yếu và có các đốm trắng hiện lên. Tôm phát bệnh 100% trong 3 đến 10 ngày và sau đó chết gần hết.

    bệnh tôm đồng

    Bênh do virus Monodon Baculovirus MBV

    Nguyên nhân: Do virus Monodon Baculovirus type A.

    Cách thức: Trong giai đoạn đầu tế bào bị nhiễm virus MBV vẫn hoạt động bình thường và chỉ có 1 số biến đổi nhỏ trong tế bào chất. Sau đó tế bào bắt đầu sưng lên và có thể ẩn ở trong nhân. Virus xâm chiếm tế bào chất khiến nó mất dần chức nang và hình thành lên giọt mỡ. Sau cùng kích thước nhân tế bào tăng lên 2 lần và thể tích tăng 6 lần, bên trong có nhiểu thể ẩn. Loại virus này phá hủy các tế bào và gây ra bong tróc bên trong ống gan và tụy. Tiếp theo sẽ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn làm màng ống tiêu hóa và mô gan tụy bị phá hủy.

    Tác hại: Làm cho tôm ăn ít, chậm phát triển, cơ thể chuyển sang màu xanh xám và sau 2 tuần có các biểu hiện lâm sàng chết hàng loạt.Tôm chết chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng mysis, zoea và tôm nhỏ. Tỷ lệ lây nhiễm cao ở tôm ấu niên và trưởng thành nhưng ít bị chết hơn.

    Bệnh do Yellow Head Virus – YHV

    Nguyên nhân: Do virus Yellow Head Virus gây ra.

    Cách thức: Virus YHV tấn công vào các mô liên kết, cơ quan bạch huyết, buồng trứng, tuyến sinh dục, tế bảo biểu bì của ruột,… Bệnh lây lan theo cả 2 chiều dọc và ngang. Lây theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn thịt tôm yếu bị bệnh, tôm bị bệnh bài tiết ra môi trường hoặc do tôm tự nhiên nhiễm bệnh lây cho tôm nuôi. Lây theo chiều dọc là lây từ bố mẹ sang con thông qua trứng bị nhiễm bệnh.

    Tác hại: Tôm bị bệnh có biểu hiện đầu tiên là tăng ăn đột ngột trong vài ngày sau đó giảm ăn dần. Đa phần tôm không ăn sau vài ngày phát bệnh. Ở giai đoạn đầu tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và sát ao nuôi. Tôm bị bệnh có màu trắng nhợt nhạt, trên mình có sọc vàng đến nâu. Sau 2 đến 3 ngày số lượng tôm bị bệnh tăng lên nhanh chóng rồi dừng ăn và bắt đầu chết trong ao nuôi. Loại virus này có thể chết tích lũy 100% sau 7 đến 10 ngày.

    giiống tôm đồng

    Bệnh do virus Taura Syndrome Virus TSV 6

    Nguyên nhân: Do virus Taura Syndrome Virus gây bệnh.

    Cách thức: Tôm mắc hội chứng Taura diễn ra qua 3 thời kỳ. Cấp tính: Tôm lớn thuộc loài P.vannamei hoặc tôm postlarvae bị bệnh thân mình chuyển sang màu đỏ nhợt nhạt. Nhất là phần chân bơi và đuôi nên người nông dân tại Ecuador gọi đó là bệnh đuôi đỏ (Tail Red Diseasse). Sự thay đổi màu sắc là do sắc tố phình to trong biểu mô vỏ.

    Chân bò, mép chân bơi và đuôi của tôm dày mọng lên là dấu hiệu hoại tử cục bộ. Ngoài ra, khi tôm bị bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu khác như: ruột rỗng, vỏ mềm và thường bị chết khi lột xác. Khi dịch bệnh diễn ra, 1 số chim biến tấn công ao nuôi có tôm bênh. Tôm he chân trăng giai đoạn cấp tính tỉ lệ chết cao từ 40 đến 90%. Trong khi loài P. Stylirostris chống bệnh tốt hơn nhờ có sức đề kháng và miễn nhiễm với virus này.

    bệnh viruts ở tôm đồng

    Bệnh do vi khuẩn gây lên ở tôm 

    Bệnh phát sáng

    Nguyên nhân: Vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio sp. Và nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi . Vi khuẩn này thuộc loại Gram âm với tốc độ phát triển rất nhanh ở nước mặt 10-40ppt (nhanh nhất khi nước có độ mặn 20-30 ppt). Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh và có thể lây nhiễm từ trang trại sống sang ao ương, ao thịt. Trong quá trình sản xuất giống mầm bệnh sẽ lây lan qua con đường ruột từ tôm mẹ sang ấu trùng ở giai đoạn sinh sản.

    Triệu chứng: Tôm bơi không định hướng, yếu, táp vào bờ, phản ứng chậm, mang và thân tôm có màu sẫm trông bẩn, thịt tôm màu đục. Gan bị viêm sau đó teo nhỏ và không còn chức năng tiêu hóa. Tôm giảm ăn, không ăn và phân trong ruột rất ít. Đầu tôm phát sáng màu xanh lục hoặc tráng khi ở bóng tối.

    bệnh phát sáng ở tôm đồng

    Hoại tử gan tụy 8

    Nguyên nhân: Do vi khuẩn Necrotizing Hepatopancreatitis Peru – NHP hoại tử gan tụy gây ra. Vi khuẩn gây bệnh cơ thể kích thước khá nhỏ, đa hình và thuộc gam âm nội bào nên lây nhiễm bệnh theo chiều ngang qua nước ao nuôi bị nhiễm phân hoặc cảm nhiễm qua đường miệng (ăn thịt lẫn nhau).

    Triệu chứng: Dấu hiệu lâm sàng cho thấy tôm nuôi dễ bị nhiễm bệnh. Gan tụy bị suy yếu chuyển từ nhợt nhạt sang trắng. Các dấu hiệu khác ở tôm: hấp thụ thức ăn kém, lờ đờ, bỏ ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, chậm lớn, tỷ lệ giữa trọng lượng và chiều dài kém, gầy, đuôi mỏng, thân nhũn, vỏ mềm, mang có màu đen hoặc sâm, gan tụy bị teo. Kiểm tra tôm ở mép ao tôm bệnh rỗng ruột, bề mặt nặng mùi do ký sinh trùng gia tăng và tạo cơ hội bội nhiễm (đốm đen).

    Bệnh do vi khuẩn dạng sợi

    Nguyên nhân: Do vi khuẩn Leucothrix mucor, Thiothrix sp., Cytophaga sp., Flovobacterium sp dạng sợi gây ra.

    Triệu trứng: tôm thường bị ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Khi bệnh nặng tôm chuyển sang màu nâu, vàng, lá cây. Tôm khó lột vỏ, bơi lờ đờ và sau đó chết hàng loạt.

    Mua sản phẩm này

    TÔM ĐỒNG

    Đánh giá sản phẩm

    Đánh giá

    Chưa có đánh giá nào.

    Hãy là người đầu tiên nhận xét “TÔM ĐỒNG”

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bình luận trên Facebook