CÁ RÔ PHI

Liên hệ

  • Tên gọi: Cá rô Phi đơn tính

  • Vùng nuôi: Nước ngọt

  • Hình thức nuôi: Lồng, ao, bể xi măng

  • Kích cỡ cá: Đủ size lớn nhỏ

  • Tình trạng: Cá khỏe mạnh, sức sống dai

  • Giá bán: Vui lòng gọi trực tiếp để có GIÁ TỐT NHẤT

  • 0915.798.656
  • Emai: nguyenvannhathd1984@gmail.com

    Liên hệ mua hàng

    Hotline: 089.869.3333

    • GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

    • Tư Vấn
      0915.798.656

    Thông tin khuyến mại

    Đặc biệt: Nhận giao CÁ RÔ PHI  tận nhà – Bất kể số lượng cho quý khách tại Hải Dương và Gửi cá tận nơi – Bao hao hụt đối với các khách ở tỉnh xa. Quý khách cần TƯ VẤN BÁO GIÁ & ĐẶT CÁ. Hãy kết nối trực tiếp với CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG. Khi quý khách mua hàng với số lượng lớn sẽ được chiết khấu với tỉ lệ 10%,20%.  Hotline: 0915798656 – 0332.323.088

    Mô tả sản phẩm

    CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

    Trại giống cá Việt Trung cung cấp giống cá rô phi khỏe mạnh, tư vấn ương cá bột từ khâu chọn giống tới khâu thu hoạch. Chuyển giao công nghệ nuôi rô phi bài bản nhất để quý khách hàng nắm bắt được từ khâu đào ao thả cá, kỹ thuật chăm xóc rô phi đến khi thu hoạch. Hãy liên hệ ngay 0915.798.656

    cá rô phi việt trung

    Giới thiệu về giống Rô Phi đơn tính

    Cá được nuôi cách đây khoảng 3000 năm, có nhiều truyền thuyết liên quan. Có nguồn gốc từ Phi Châu và được nuôi từ nhiều thế kỷ – đặc biệt là Châu Á.  Được quan tâm phát triển nhiều ở các nước đang phát triển trong những năm 1940 tới 1960. Là loài cá quan trọng cho phát triển Thủy Sản . Chúng còn có ưu điểm bảo vệ môi trường

    Điều kiện sống của Rô Phi

    Khả năng chịu nhiệt :là loài ưa nhiệt, có khả năng thích ứng với nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C . Nhiệt độ thấp hơn 20 độ C cá ngừng ăn và không sinh sản Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá phát triểnvà sinh sản tốt là từ 26 đến 29 độ C . Cá rô phi Không thể có nhiều khả năng phù hợp với nhiệt độ thấp

    giới thiệu cá rô phi

    Khả năng chịu mặn : Cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong cả môi trường nức ngọt, lợ và mặn . Có khả năng thích ứng với độ mặn từ O đến 32% . Khoảng độ mặn thích hợp cho cá phát triển tốt là từ 0 đến 25%. Khả năng thích ứng của cá với độ mặn khác nhau tùy theo từng loài

    Điều kiện sống : Có khả năng chịu đựng sự thiếu oxy tót . Tồn tại được ở 0,3mg/L . Cá sinh trưởng tốt với oxy > 2mg/L . . Do tăng từ 2mg/l lên 2,5mg/l không gia tăng trưởng của cá . Rô phi có khả năng chịu đựng được khoảng PH rộng từ 5 đến 10. Độ PH cho cá phát triển tốt là khoảng từ 6-9

    Thức ăn cho giống cá rô phi :

    Ăn nhiều loại thức ăn tự nhiên . Phiêu sinh vật mùn bã hữu cơ, động vật không sống ở đáy . Sử dụng thức ăn rất tốt : 3000kg/ha trong ao bón phân tốt . Vai trò của thức ăn Tự nhiên đóng góp 30-50% cho sự tăng trưởng và phát triển của cá . Thức ăn Tự nhiên trong ao là rất quan trọng ngay cả trong nuôi thâm canh, thức ăn viên Cá bột : 60% trọng lượng thân . Cá nuôi thịt 3-4% trọng lượng thân . Thức ăn phải được giải khắp ao . Nên cho ăn 2 lần/ngày

    thức ăn cho cá rô phi

    Bón phân nhằm gây màu và tạo thức ăn tự nhiên cho cá rô phi. Đồng thời bổ sung thêm thức ăn hàm lượng đạm từ 18 – 20%. Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: Cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2 – 3 lần, lượng cho ăn bằng 2 – 3% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn nên cho vào khay hoặc sàn để theo dõi lượng tiêu thụ thức ăn của cá và điều chỉnh cho phù hợp.

    Cách bón phân:

    Sử dụng phân chuồng đã được ủ kỹ (2 – 3% CaO), định lượng bón từ 25 kg – 30kg/100m2 ao/tuần. Phân vô cơ với tỷ lệ đạm:lân là 4:1 và bón với định lượng 0,2kg/100m2/2 lần 1 tuần. Trước khi bón nên hòa tan trong nước và tảy đều mặt ao khi trời mát.

    Trường hợp không có phân chuồng đã hoai mục có thể thay thế bằng phân xanh. Cá rô phi sau khi nuôi được 4 đến 6 tháng tỷ lệ sống đạt 85 đến 90% và cho năng suất từ 8 đến 10 tấn/ha.

    Nuôi thâm canh: – Ao nuôi: diện tích lý tưởng từ 2000 đến 3000m2, độ sâu ao từ 1,5m đến 2m, độ pH từ 6,5 đến 7,5. Ao nuôi cần được chủ động nguồn nước sạch để cải tạo ao trước khi tiến hành nuôi.

    – Mật độ nuôi: từ 6 đến 8 con/m2. Chọn giống có trọng lượng từ 30 đến 50gram/con. Thức ăn: Sử dụng chức ăn đã chế biến sẵn như: Cargill, Cargill, Proconco, AF,.. hoặc thức ăn tự chế với hàm lượng đạt từ 18 đến 35%. Khi cho ăn, thức ăn nổi trên mặt nước trong 2 tiếng. Cần kiểm tra lượng thức ăn cho cá hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của cá.

    Từ tháng thứ 2 trở đi cần sục khí mỗi ngày từ 6 đến 8 tiếng. Thời gian phù hợp để sục khí từ 23 giờ đến 6 giờ sáng. Nước ao quá bẩn nên cần thay. Mỗi lần thay từ 1/3 đến 2/3 lượng nước của ao. Tuy nhiên, tháng đầu tiên nuôi không nên thay nước ao. Tháng thứ 2 thay 1 lần, tháng thứ 3 thay 2 lần và từ tháng thứ 4 mỗi tuần thay nước 1 lần.

    Thu hoạch:

    Giống rô phi nuôi được 5 đến 6 tháng là thu hoạch được. Trọng lượng cá khi thu hoạch giao động từ 400 đến 600gram/con. Khi thu hoạch cá có trọng lượng nhỏ hơn nên để lại và nuôi tiếp. Nếu cá sử dụng làm nguyên liệu để xuất khẩu cần cho cá vào bể nuôi có nước chảy từ 2 đến 4 ngày để loại bỏ mùi hôi và nâng cao chất lượng cho cá.

    Sự Tăng Trưởng giống cá Rô Phi

    Trong điều kiện chăm xóc tốt: Ương cá giống :1grà20-40gr trong 5-8 tuần Nuôi : đạt 200gr sau 3-4 tháng 400gr sau 5-6 tháng 700 gr sau 8-9 tháng

    THẢ CÁ GIỐNG: 

    15000-20000 cá đực /ha . Nước tĩnh sục khí 6 tháng à5-7 tấn/ha
    50000-70000 cá đực /ha ;20% trao đổi nước , 6 tháng à18-20 tấn/ha

    ƯU Điểm : Thích nghi với điều kiênj chật hẹp . Chịu đựng môi trường tốt . Sử dụng thức ăn rẻ tiền, Kháng bệnh tốt , cá ít bị bệnh Dễ tiêu thụ khi thức ăn thơm ngon, ngọt

    Tăng trưởng cho cá rô phi

    Sinh sản: Rô phi phát triển sớm và sinh sản rất nhanh chóng Tăng trưởng bị đình chệ à cá bị còi. Mật độ nuôi không mong muốn, thức ăn giảm. Con đực làm tổ tìm bắt cặp . Cá rô phi cái làm nhiệm vụ đẻ trứng còn những con cá đực thì làm nhiệm vụ thụ tinh trứng .

    Cá cái thu lược trứng và ấp trong miệng . Cá đực tiếp tục sinh sản với cá cái khác . Cá đực đào tổ trên đáy ao ( đường kính tổ 20-30 cm, sâu 5-08 cm ). Cá cá đẻ trứng và cá đực thụ tinh cho trứng . Cá cái làm nhiệm vụ hút trứng đã thụ tinh và chúng đi tìm những chỗ yên bình để ấp trứng. Cá cái ấp trứng trong miệng khoảng 3-05 ngày thì cá nở sau đó cá cái tiếp tục bảo vệ cá con 5-07 ngày

    Quá trình ấp trứng cá rô phi

    Trứng được ấp trong thời gian 1 tuần . Khi cá được nở ra thì những con cá con tìm mồi sẽ tập trung gần cá rô mẹ, sau đó chúng trở lại miệng cá mẹ khi nguy hiểm . Khi ấp trứng , cá rô mẹ sẽ nhịn ăn trong khoảng 2 tuần.  Cá cái sinh sản liên tục, cách nhau 30 ngày . Chúng Không thể sinh con nhiều hơn 8 lần/năm . Cá cái tăng trưởng kém hơn cá đực : tốn nhiền năng lượng cho sinh sản

    KHỐNG CHẾ MẬT ĐÔ NUÔI CÁ:

    Thu hoạch định kỳ trứng và các bột . Lựa các đực để nuôi sáu khi cá đã có đường sinh dục phụ. Lựa cá giống toàn đực để thả nuôi cho chúng sinh trưởng . Nuôi cá trong lồng. Nuôi mật độ rất cao trong ao hay hệ thống nươc chảy. Thả các ăn động vật vào ao nuôi rô phi . Cho cá ăn hormon để có đàn cá đực

    kỹ thuật nuôi cá rô phi

    Kỹ thuật lựa giống cá rô phi bằng tay

    Khi lựa chọn giống cá , bạn nên chọn những con cá đực thì giữ lại, cá cái loại đi . Cá rô phải đạt kích thước nhỏ theo tiêu chuẩn là 60mm và sắp trưởng thành . Sai xót dễ xảy ra khi bạn chọn nhầm cá Tạo đàn cá toàn cá đực để khống chế sinh sản, tăng kích thước thu hoạch cho năng xuất cao

    Kỹ thuật nuôi cá

    Nuôi trong bè  : Cá cái không thể thu trứng để ấp , loại bỏ trứng và cá bột mới sinh sản . Sức tăng trưởng của cá cái vẫn kém do sinh sản

    Nuôi ao : Áp dụng ở vùng nhiệt đới ,2-3 vụ/năm . Độ sâu ao trung bình 1,2m . Đáy ao cần có độ dốc . Có cống thoát nước à thay nước, thu hoạch

    Các bệnh thường gặp trên cá rô phi

    1. Bệnh xuất huyết

    Cá thường bị bệnh xuất huyết biểu hiện đầu tiên là bơi lờ đờ, ăn ít hoặc bỏ ăn. Tại hậu môn, mắt, gốc vây, mang, cơ và nội tạng bị xuất huyết. Máu loãng hơn bình thường, các bộ phận khác như: gan, thận, lá lách đều mềm nhũn. Khi bệnh chuyển nặng cá thường quay tròn và bơi k có định hướng, bụng trương to lồi, mắt đục. Bệnh thường xuất hiện với cá rô phi nuôi cao sản.

    Điều trị bệnh xuất huyết là: bón vôi, tắm cá hoặc phun vào nước thuốc ertronyxin với liều lượng 10 đến 30gram/m3 trong 1 giờ, bổ sung thêm vitamin C và trộn KNO4- 12 vào thức ăn của cá với liều lượng từ 2 đến 4gram/kg cá/ngày.

    2. Bệnh viêm ruột

    Bệnh có các biểu hiện tương tự bệnh xuất huyết. Bụng bị đầy hơi, ruột trương to. Cách điều trị là tắm hoặc phun thuốc vào nước cho cá với liều lượng 20 đến 50 gram/m3.

    bệnh về cá rô phi

    3. Bệnh trùng bánh xe

    Triệu chứng khi bị bệnh là da cá chuyển sang màu xám, thân, vây cá màu trắng đục, cá thường nổi lên mặt nước thành đàn vì ngứa ngáy. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc trên mang, vây phá hủy chúng khiến cá lật bụng rồi quay vòng và chết nhanh chóng. Bệnh này thường xuất hiện trên rô phi giống. Các điều trị là sử dụng nước muối + Formalin + CuSO4 tắm hoặc phun vào nước cho ca với liều lượng 2gram/m3 trong 5 đến 15 phút.

    4. Bệnh trùng quả dưa

    Cá rô phi mắc bệnh trên mang, da và vảy có triệu chứng xuất hiện các hạt lấm tấm màu trắng đục rất nhỏ, nhiều nhớt và màu sắc nhợt nhạt. Cá bơi yếu, tơ mạng bị phá hủy khiến cá ngạt thở và chết. Khi cá yếu sẽ chỉ ngoi lên mặt nước để thở, phần đuôi không động đạy,…

    Bệnh này thường xuất hiện ở cá thịt và cá giống, đặc biệt cá nuôi trong lồng. Cách điều trị là tắm cá với các dung dịch Formalin, Xanhmalachit liều lượng từ 1 đến 4gram/m3 từ 30 đến 60 phút.

    5. Bệnh sán lá đơn chủ

    Loại sán này ký sinh trên da của cá khiến cho da tiết nhiều dịch nhờn. Nó làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá. Sán gây ra viêm loét cho ở da và mang của cá và tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác gây bệnh. Bệnh thường xuất hiện trên cá giống. Điều trị bằng cách tắm cá với nước muối, thuốc tím, Formalin hoặc là phun vào nước theo tỉ lệ 10 đến 15 gram/m3 trong 1 đến 2 giờ.

    Kinh nghiệm nuôi giống cá rô phi xuất khẩu tại Việt Trung

    Chọn địa điểm để nuôi:

    Ao nuôi là ao đã nuôi cá cũ với diện tích là 1 mẫu của Bắc bộ. Độ sâu của ao là 1,4m. 3 mặt ao tiếp giáp với ruộng, 1 mặt dân ở và nguồn nước được lấy từ sông bơm vào. Xung quanh bờ có trồng chuối. Trước khi nuôi ao được tát cạn, dọn sạch cỏ ở ven bờ, tôn tạo lại bờ cống và làm phẳng đáy ao. Sau đó rắc vôi bột từ 50 đến 60kg vôi/sào nhằm diệt cá tạp. Phơi áo sau đó tháo nước vào với độ sâu từ 1m đến 1,2 m và chờ để thả cá giống.

    Thả cá giống

    Chọn giống cá do trang trại Việt Trung cung ứng. Kích thước cá giống cần chọn 2000 con/kg, đều nhau, khỏe mạnh, không bị trầy xước. Cá được thả vào tháng 4 chiếm 80%, 10% là cá trôi và 10% còn lại là cá chép và trắm cỏ. Mật độ thả cá rô phi 1,5 con/m2. Số lượng cá thả cho 1 mẫu bắc bộ là 10.000 con.

    Thức ăn cho cá có thể chọn cám con cò do hãng Việt – Pháp sản xuất, cám viên hạt với hàm lượng đạm 18%. Cám nổi trên mặt nước từ 4 đến 6 tiếng sau đó chìm. Hàng ngày cho cá ăn vào 2 buổi sáng vào chiều. Sáng từ 7 đến 8h, chiều từ 4 đến 5h. Lượng thức ăn bằng 6 đến 7% trọng lượng của cá.

    Dựa vào lượng thức ăn cá ăn hết để điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn. Thức ăn rắc tại 2 đến 3 điểm trên mặt ao, rải theo chiều gió để thức ăn không bị dạt vào bờ.Ngoài thức ăn chế biến sẵn có thể cho cá ăn thêm các loại thức ăn tự nhiên và không cho ăn thêm gì.

    Chăm sóc và thu hoạch cá rô phi

    Cá khi nuôi cần được cho ăn đầy đủ, kiểm tra bờ cống thường xuyên tránh rò rỉ cá ra ngoài. Nên có nhà coi cá để ngăn người bắt cá và thường xuyên kiểm tra cá. Sau 3 tháng đầu tiên nuôi kiểm tra trọng lượng của cá. Cá lúc này cần đạt đạt 0,3kg/con, lần 2 nên kéo 200 kg cá và cân 20 con. Phân loại 70% cá đạt trọng lượng 0,5kg/con, 30% cá chưa đạt. Khi thu hoạch cá bé khỏe, bầu con.

     

    Mua sản phẩm này

    CÁ RÔ PHI

    Đánh giá sản phẩm

    Đánh giá

    Chưa có đánh giá nào.

    Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁ RÔ PHI”

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bình luận trên Facebook