CÁ CHÉP

Liên hệ

-Tên gọi: Cá Chép

-Vùng nuôi: Nước ngọt

– Hình thức nuôi: Lồng, ao, bể xi măng

– Kích cỡ cá: Đủ size lớn nhỏ

-Tình trạng: Cá khỏe mạnh, sức sống dai

– Giá bán: Vui lòng gọi trực tiếp để có BÁO GIÁ TỐT NHẤT

 

  • 0915.798.656
  • Emai: nguyenvannhathd1984@gmail.com

    Liên hệ mua hàng

    Hotline: 089.869.3333

    • GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

    • Tư Vấn
      0915.798.656

    Thông tin khuyến mại

    Đặc biệt: Nhận giao cá tận nhà – Bất kể số lượng cho quý khách tại Hải Dương và Gửi cá tận nơi – Bao hao hụt đối với các khách ở tỉnh xa. Quý khách cần TƯ VẤN BÁO GIÁ & ĐẶT CÁ. Hãy kết nối trực tiếp với CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG  Hotline: 0915798656 – 0332.323.088

    Mô tả sản phẩm

    CỒNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

    Tổng hợp thông tin về kỹ thuật chọn ao nuôi, cách phòng chống bệnh, nhận biết thời kỳ sinh sản của cá. Cách chăm sóc và thu hoạch cá chép giống đạt hiệu quả cao nhất. Hãy gọi ngay 0915.798656 để được tư vấn 

    Cá chép sống ở môi trường nước ngọt, trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày tại Việt Nam. Đây cũng là giống cá được nuôi phổ biến nhờ cách chăm sóc dễ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, nếu không nắm rõ được phương pháp quản lý, phòng chống bệnh và thu hoạch sẽ gặp nhiều vấn đề khó xử lý. 8 yếu tố dưới đây giúp bạn không gặp khó khăn trong quá trình nuôi cá.

    giới thiệu về cá chép giống

    Kỹ thuật chọn ao nuôi cá hiệu quả

    – Ao nuôi cá chép giống không được chọn vùng đất chua mặn và phải nguồn nước sạch.
    – Không chọn nơi có mạch ngầm độc hại dễ gây chết cá
    – Phần ao phải đào theo hình chữ nhật, chiều dài gấp đôi hoặc gấp rưỡi chiều rộng
    – Môi trường nuôi ao cá phải đảm bảo sự thông thoáng, không ô nhiễm, nhiệt độ luôn nằm trong khoảng 20 – 30 độ C
    – Nước ao đảm bảo độ xanh trong từ 10 – 20 cm, nồng độ pH nằm trong khoảng từ 6.5 – 8.5, nồng độ oxy từ 3- 8 mg/l
    – Trong ao nuôi cá, nước không được chứa H2S, hàm lượng NH4 không vượt quá 1mg/l.

    5 bước chuẩn bị ao nuôi cá chép:

    Để tiến hành nuôi cá chép, bạn cần chuẩn bị các bước như sau:

    • Bước 1: Tu sửa bờ ao, kiểm tra cống và phát quang lại bờ ao

    • Bước 2: Tát cạn nước trong ao, vệ sinh và vét bùn, làm sạch bèo cỏ, san phẳng đáy ao.

    • Bước 3: Diệt tạp cá và mầm bệnh ở ao bằng cách tẩy vôi ở phần đáy. Đối với vụ trước ao nuôi cá bị bệnh, độ chua cao thì cần tăng lượng vôi tẩy ao lên.

    chuẩn bị ao nuôi cá chép giống

    • Bước 4: Phơi ao nuôi trong 3 ngày, rải 30 – 40kg phân chuồng ủ kỹ đều khắp ao để bón lót. Cùng với đó là 40 – 50kg lá xanh sử dụng cho ao rộng tầm 100m2. Tiếp đến, dùng trâu đẻ cày bừa đáy ao rồi rải phân xanh và lá băm nhỏ, lấp phẳng đáy ao lại.

    • Bước 5: Đưa nước vào ao cao khoảng tầm 0.5m, ngâm nước trong 5 – 7 ngày đến khi chuyển sang màu xanh nõn chuối. Sau đó, lọc nước ao với độ sâu 1m rồi mới bắt đầu thả cá vào nuôi.

    Để bắt đầu nuôi cá việc chuẩn bị ao là điều không thể bỏ qua

    Kiểm tra và thử cá chép giống trước khi thả nuôi

    Những kỹ năng dưới đây sẽ hỗ trợ người nuôi xử lý  giống trước khi thả vào ao hiệu quả.

    Dùng cá thử nước: Bỏ 10 – 15 con cá giống vào trong giỏ rồi thả vào ao, tiến hành theo dõi trong khoảng 30 – 45 phút. Khi nào thấy cá hoạt động bình thường thì mới thả vào ao, còn thấy cá chết hoặc yếu thì phải tạm ngưng và giải quyết nguồn nước trước.

    Cá chép giống thường trải qua một quá trình di chuyển nhiều lần. Vì thế trước khi thả xuống ao cần phải tắm qua cá vào trong nước muối một lượt để khử đi những mầm bệnh có hại cho cá sau này.

    Kiểm tra và thử cá chép trước khi thả nuôi

    Đổ muối ăn nồng độ 3% vào chậu nhựa chứa khoảng 10 lít nước sạch. Tiếp đến hòa tan 300gr muối ăn với nước rồi dùng vợt để đưa cá từ trong bể chứa cá giống vào trong chậu. Tắm cho cá trong khoảng từ 10 – 15 phút. Người nuôi tiến hành kiểm tra nhiệt độ trong ao với bể cá giống.

    Bạn làm cân bằng nhiệt độ trong ao với bể cá giống để giảm thiểu tình trạng cá sốc do chênh lệch nhiệt độ giữa nước trong ao và trong bể chứa cá giống. Chúng cần được xử lý khi đưa vào ao nuôi

    Thức ăn cho cá chép

    Cá chép trong tự nhiên thường ăn tạp như rong rêu, côn trùng, các loài thủy sinh. Đặc biệt, ốc là món ăn khoái khẩu của loại cá này. Riêng khi  nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu đến từ các loại thức ăn thô xanh, thức ăn bổ sung và thức ăn tinh.

    – Thức ăn thô xanh:

    Thức ăn tự nhiên gồm các loại rau củ quả, trái cây, những loại cây xanh. Hoặc người nuôi cũng có thể sử dụng loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương.

    thức ăn cho cá chép

    Thức ăn công nghiệp có các loại bã rau củ như bã táo, bã rau sống hoặc các loại bã công nghiệp dư ra trong quá trình sản xuất.
    – Thức ăn tinh

    Thức ăn tự nhiên: Bao gồm các loại bột đậu tương, đậu sắn, bột ngô, bột cám gạo, bột mì,… Hay những nguyên liệu chứa tinh bột.
    Thức ăn công nghiệp: Bã mắm, bã rau củ hoặc những chế phẩm chứa nhiều năng lượng cho cá.

    – Thức ăn bổ sung

    Các loại cám công nghiệp hoặc thức ăn bổ sung tự chế, chế phẩm công nghiệp bổ trợ có bán sẵn ngoài thị trường.

    Kỹ thuật chăm sóc cá chép

    Khi cho cá ăn, người nuôi cần thực hiện theo 4 nguyên tắc là định chất, định thời gian, định lượng và định vị. Khẩu phần ăn rơi vào 2 – 3% tổng lượng cá chép ở trong ao và sẽ giảm khi cá càng lớn. Mỗi ngày chỉ cho cá ăn 2 lần vào sáng và chiều, khi không mưa và nước nhiều oxy.

    Nếu cho cá chép giống với số lượng nhiều thì sức đề kháng của cá sẽ kém hơn, dễ bị bệnh. Đặc biệt là những bệnh về tiêu hóa. Nếu gặp trường hợp đó thì người nuôi cần bổ sung thêm BioBactil vào thức ăn cho cá từ 3 – 5g/kg thức ăn, mỗi ngày một lần.

    kỹ thuật chăm xóc cá chép

    Tiến hành bổ sung thêm vitamin C định kỳ hoặc mỗi lúc thời tiết xấu. Thể tích từ 1500 – 2000 m3 sẽ cần liều dùng 1kg. Những ion có trong vitamin sẽ giúp cá trao đổi khoáng tốt hơn.

    Kiểm tra định kỳ trọng lượng cá để nhận biết các mầm bệnh. Qua đó thay đổi lượng khẩu phần ăn phù hợp. Giữ lượng nước trong ao ở mức ổn định và xem cống rãnh, bờ ao hằng ngày. Tiến hành thay nước theo tuần hoặc tháng và tăng mực nước theo sự tăng trưởng của cá. Không quên quan sát các biểu hiện của cá khi bơi lội, nổi đầu, sức ăn,…nhằm xử lý kịp thời.Việc chăm sóc cá chép nuôi cần có kỹ thuật phù hợp

    Một số bệnh về cá chép và cách phòng chống

    Bệnh đốm đỏ

    Loại bệnh đốm đỏ ở cá thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa hạ và mùa thu. Các biểu hiện có thể thấy rõ ràng như cá kém ăn hoặc bỏ ăn, màu da tối, mất nhớt và thường bơi lờ đờ trên tầng mặt. Ngoài ra, trên thân của cá sẽ xuất hiện đốm đỏ, gốc vây quanh miệng. Vây cá bong ra, tạo thành vết loét và có mùi tanh. Bụng trướng to, hậu môn sưng đỏ, vây sơ rách và vây tia cụt dần.

    Để phòng trị bệnh, người nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng thuốc tím (1000m3 nước cần 1kg) hoặc Vicato (2500 – 3000m3 cần 1kg). Trộn thuốc KN04-12 với liều lượng 200g cho 100kg cá/ngày, thực hiện trong 5 – 7 ngày liên tục. Ngoài ra, bạn dùng thuốc Tiên Đắc của Trung Quốc để phòng bệnh. 1kg thuốc/2000kg cá, dùng trong 5 ngày liền. Sau đó, cách 30 – 40 ngày cho ăn 1 lần. Nếu dùng thuốc này để trị bệnh thì dùng 1kg thuốc/1000kg cá, cho ăn từ 5 – 7 ngày liên tục kết hợp thêm nước, vôi và thêm lượng thức ăn tinh.

    một số bệnh về cá chép

    Bệnh thối mang ở cá chép

    Bệnh thối ở mang ở xảy ra khi nhiệt độ nước từ 25 – 35 độ C. Loại bệnh này thường xảy ra khi nuôi cá ở mật độ cao, nước lưu thông kém, môi trường sống chứa nhiều mùn bã hữu cơ.

    Dấu hiệu bệnh lí tiêu biểu chính là cá bơi chậm chạp trên mặt nước, tách đàn, khả năng bắt mồi giảm hoặc mất đi. Phần da cá chuyển sang màu đen, mang có dấu hiệu rách nát, thối rữa và dính đầy bùn. Bề mặt xương nắp bị ăn mòn, hình dạng không bình thường và xuất huyết. Tơ mang dính bùn và bốc mùi thối, lớp biểu bì phía trong lá mang xuất huyết.

    Điều trị bệnh bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn cá, dùng trong 5 – 7 ngày liên tục. Như vậy mới có thể tiêu diệt được mầm bệnh bên trong. Ngoài ra, người nuôi dùng vôi bột tạt xuống ao, 100m3 nước thì dùng 1 – 2kg vôi để xử lý mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

    Người nuôi dùng thuốc kháng sinh Erythromycine 4g/100kg cá trong một ngày và dùng thêm kháng sinh Oxytetracycine 20 – 40 mg/kg cá/ngày.

    bệnh thối mang ở cá chép

    Thời kỳ cá chép sinh sản

    Cá chép giống có 2 mùa đẻ chính trong năm là mùa xuân và mùa thu. Nhất là vào những ngày mưa rào, bạn có thể thấy từng đàn cá vật đẻ. Chúng bơi theo từng nhóm, cứ 1 con cái sẽ có 2 – 3 con đực kèm sát, men theo bờ sông hoặc đầm ao.

    Lúc này, con đực tranh nhau đến cọ sát vào mình con cái. Cá cái khi được kích thích sinh dục sẽ uốn mình để làm trứng phọt ra ngoài. Vỏ trứng cá sẽ bám vào cỏ cây, bèo, rong. Cá đực sẽ phun tinh dịch, tinh trùng bơi trong nước gặp trứng để thụ tinh.
    Đối với cá nuôi, thời vụ đẻ tốt nhất nên vào mùa xuân. Trứng ở vụ thường xuân thường tốt, số lượng nhiều. Tuy vậy, để cá đẻ tự nhiên trong ao hồ thì người nuôi cần đáp ứng những điều kiện như:

    – Giống cá bố mẹ phải béo khỏe, không rách vây. Toàn thân trơn bóng, không bệnh và không trớt vảy. Đặc biệt là phải có đủ đực và cái.

    – Trứng cá căng tròn và rời, sẹ cá yêu cầu đặc và trắng, chảy ra như sữa.

    thời ký sinh sản cá chép

    Thu hoạch khi nuôi cá chép

    Cá  nuôi từ 6 đến 8 tháng là có thể thu hoạch được. Người nuôi tiến hành thu tỉa những con đủ tiêu chuẩn cá thịt trước. Ngừng cho ăn một ngày trước khi đánh bắt. Trong quá trình thu hoạch cần rút bớt nước và thống kê sản lượng thu hoạch.

    Cách chọn mua giống cá chép

    Chất lượng cá chép giống chính là yếu tố đầu tiên người nuôi cần quan tâm. Bạn có thể tự kiểm tra loại cá giống bằng cách quan sát xem chúng có khỏe mạnh hay không. Khả năng bơi lội theo đàn có hoạt bát không, mức độ phản xạ nhanh với tiếng động.

    Cá giống tốt sẽ quẫy lộn lung tung, toàn thân trơn bóng. Bạn lưu ý chọn loại cá không bị bong tróc vảy, rách vây, không khô mình. Cá không bị mất nhớt, không bệnh, không có dấu hiệu về màu sắc nghi có nấm bệnh,…

    Ngoài ra, kích cỡ cá giống cũng là một yếu tố cần quan tâm. Tùy theo từng loại cá, thời gian và điều kiện ao nuôi. Chẳng hạn, với loại ao nhỏ, cần thời gian nuôi dài và dễ quản lý thì nên thả giống nhỏ. Còn ao rộng, khó chăm sóc hoặc cần nuôi trong một thời gian ngắn thì nên thả giống lớn.

    Trên đây là những thông tin cần biết về kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá chép  giống để bạn đọc tham khảo. Việc lựa chọn giống, cách chăm sóc và phòng bệnh hợp lý sẽ tăng hiệu quả trong quá trình quản lý và thu lợi nhuận cho người nuôi. Nếu bạn đang cần chọn mua cá giống chất lượng, trại cá Việt Trung là địa chỉ mà bạn có thể tham khảo. Chi tiết có tại website https://cagiongviettrung.com/

    Mua sản phẩm này

    CÁ CHÉP

    Đánh giá sản phẩm

    Đánh giá

    Chưa có đánh giá nào.

    Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁ CHÉP”

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bình luận trên Facebook