CÁ KOI TÀU

Liên hệ

– Tên gọi: Cá Koi Tầu

– Vùng nuôi: Nước ngọt

– Hình thức nuôi: Lồng, ao, bể xi măng

– Kích cỡ cá: Đủ size lớn nhỏ

– Tình trạng: Cá khỏe mạnh, sức sống dai

– Giá bán: Vui lòng gọi trực tiếp để có GIÁ TỐT NHẤT

  • 0915.798.656
  • Emai: nguyenvannhathd1984@gmail.com

    Liên hệ mua hàng

    Hotline: 089.869.3333

    • GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

    • Tư Vấn
      0915.798.656

    Thông tin khuyến mại

    Đặc biệt: Nhận giao cá KOI TÀU tận nhà – Bất kể số lượng cho quý khách tại Hải Dương và Gửi cá tận nơi – Bao hao hụt đối với các khách ở tỉnh xa. Quý khách cần TƯ VẤN BÁO GIÁ & ĐẶT CÁ. Hãy kết nối trực tiếp với CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG. Khi quý khách mua hàng với số lượng lớn sẽ được chiết khấu với tỉ lệ 10%,20%.  Hotline: 0915798656 – 0332.323.088

    Mô tả sản phẩm

    CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG ! 

    Chuyên cung cấp giống Cá Koi Tàu con giống khỏe, ít bệnh tật . Hỗ trợ kỹ thuật đào ao, trị bệnh cá Koi an toàn tại trại cá giống Hải Dương Duy Nhất . Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bà con nông dân . Mọi chi tiết xin liên hệ  0915798656

    Kỹ thuật sinh sản của cá Koi

    Cá Koi không khó sinh sản ở môi trường nhân tạo sau khi đã thuần thục được 1 năm. Để cá Koi sinh sản thường phân thành từng nhóm nhỏ để chân bằng số lượng cá đực và cá cái. Hoặc có thể phân nhóm cá đực nhiều hơn cá cái. Bể để cá Koi đẻ thường không sâu và để trống trải để sau khi cá đã đẻ có thể bắt cá bố và cá mẹ ra ngoài. Cá Koi có tập tính đẻ vào sáng sớm, cá đực bám vào đuôi sau đó thúc hông, bụng cá cái. Cá cái đạt 2 đến 3 năm tuổi có thể cho từ 150.000 đến 200.000 trứng/lần đẻ. Trứng cá rơi vãi khắp trong bể: trên nền, ở rễ bèo hoặc cây thủy sinh.

    kỹ thuật sinh sản của cá Koi

    Chọn giống cá bố mẹ cá Koi Tàu 

    Chọn cá bố mẹ cần chọn cá đã được thuần chủng. Không nên chọn cá đực và cá cái trong cùng 1 lứa. Chỉ nên chọn cá cái hoặc cá đực. Cá Koi đực lỗ sinh dục lõm xuống khi vuốt bụng về phía dẫn lỗ sinh dục và chảy ra dịch màu trắng, sờ vây ngực có độ nhám. Trong khi cá cái lỗ sinh dục lồi lên và sờ vào vây ngực nhẵn. Ngoài ra, cá đực có khá nhiềm núm tròn ở trên vây ngực còn cá cái thì thân hình tròn trình hơn.

    Cần nuôi vỗ cá bố mẹ: diện tích ao 500 – 1.000 m2 hoặc lớn hơn, độ sâu 1,2 – 1,5m. Cao nuôi cần ở gần nguồn nước để chủ động cho việc thay nước. Mặt ao cần thoáng, không có bụi rậm và cây có bóng che. Bờ ao cần cao hơn 0,5m so với nước trủy chiều cao nhất. Nuôi cá bố mẹ mật độ 20 đến 25 con/100m2 với tỉ lệ cá đực:cá cái ;à 1:2 hoặc 1:3.

    Chọn giống cá koi bố mẹ

    Thức ăn và chế độ cho ăn cá Koi

    – Thức ăn: cám có 35 – 40% đạm, bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Phân bón tạo thức ăn tựu nhiên phụ thuộc vào màu nước. Cần dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục.

    – Lượng thức ăn: 5 – 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, khí hậu môi trường thuận lợi hay không. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sức khỏe của cá.

    – Cá chép Nhật: không khó nuôi và chăm sóc. Nó tương tự các loài cá nước ngọt khác.

    – Cải tạo ao trước khi tiến hành thả giống: Quy trình cải tạo ao nuôi cá Koi tương tự với các loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên, cá chép thích ăn mồi ở tầng đáy là các động vật sống ở tầng đáy. Vì vậy để nâng cao năng suất và đạt hiệu quả nuôi cá cần gây được động vật sống đáy nhằm tạo nguồn thức ăn cho cá. Để gây được động vật đáy bà con cần rải phân chuồng hoai mục từ 25 đến 50 kg/100m2 và bón định kỳ 1 đến 2 lần/tháng dựa vào màu nước.

    thức ăn cho cá koi

    Chuẩn bị cho cá Koi Tàu đẻ

    – Cá Koi thành thục khi nuôi được 7 đến 8 tháng.

    – Chọn cá sinh sản cần kiểm tra độ thành tục cá bố mẹ. Chọn cá có hình dáng, màu sắc và độ thành thục tốt nhất dựa vào các tiêu chuẩn sau:

    Đối với cá đực: Chọn cá có tinh dịch trắng sữa. Để kiểm tra chỉ cần vuốt nhẹ phần phụ ở gần lỗ sinh dục. Không nên vuốt nhiều lần khiến tinh dịch bị giảm và giảm tỉ lệ thụ tinh.

    cá koi tàu đẻ trứng

    Đối với cá cái: Chọn con có bụng to, da bụng mềm, lỗ sinh dục màu ửng hổng sưng và trứng độ rời cao. Vuốt nhẹ bụng cá từ phần ngực đổ xuống để kiểm tra trứng.

    – Chọn bể làm từ xi măng, đáy bề bằng phẳng và không có vật nhọn với diện tích 2,5x5x1.2m. Sau đó răng lưới xuong quanh giúp thu gom cá bố mẹ sau khi sinh dễ hơn. Ngoài ra còn giúp theo dõi cá sinh sản dễ dàng. Lấy nước trước 2 ngày ở mức 0,5m.

    – Cá chép Nhật là cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên cần có giá thể. Có thể lựa chọn bèo lục bình nhưng cần vệ sinh sạch sẽ, ngắt bớt phần lá và rễ già nhằm tạo chùm rễ thông thoáng. Chọn phần rễ 30cm, thân 20cm là tốt nhất. Ngâm với nước muối 5% nhằm sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.

    Bố trí để cá sinh sản

    – Phối màu: không nên phối hợp màu sắc một cách tùy tiện. Phối theo các
    hướng như sau:

    + Nếu cá bố mẹ đều có màu gấm bạc hoặc màu gấm vàng cho sinh sản riêng nên không phối sinh sản với những màu sắc khác để có cá con giống màu sắc như cá bố mẹ.

    + Nếu cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân trắng và đen, đen và đỏ, đỏ, hoặc trắng thì cho sinh sản cùng với ba màu đỏ, đen, trắng.
    – Mật độ và tỉ lệ đực:cái tham gia sinh sản.

    + TB: từ 0,5kg đến 1kg cá cái/m2 bể đẻ (khoảng 2 con cá cái/m2 bể đẻ).

    + Tỉ lệ cái đực:cá cái sinh sản = 1,5:1 đến 2:1 đảo bảo trứng được thu tinh nhiều nhất.

    – Chọn cá bố mẹ nên thực hiện vào buổi sáng từ 8 giờ đến 9 giờ. Cá đã được lựa chọn làm bố mẹ đem lên bể đẻ và kích thích dưới ánh sáng mặt trời vời ánh sáng trên mặt hồ là 8/24h. Xế chiều từ 16h đến 17h cho giá thể vào trong bể và tạo dòng nước trong bề chảy nhẹ. Bố trí thêm hệ thống sục khí nhằm tăng lượng Oxy. Tiếp tục phơi năng và tạo dòng chảy cùng sục khí Oxy để kích thích sự sinh sản ở cá.

    bố trí cá sinh sản

    Hoạt động sinh sản của cá Koi Tàu

    Cá Koi sau khi đưa lên bể đẻ ngày hôm sau sẽ đẻ trứng vào khoảng 4 đến 5h sáng. Nếu cá chưa sinh sản thì cần bố trí và kích thích đẻ lại từ đầu.

    Giống với cá chép thường, cá vàng. Trước khi sinh sản cá Koi cũng có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái trong bể. Với sự kích thích của nước, cá vờn nhau từ ngoài rồi rúc vào ổ đẻ. Tốc độ vờn đuổi của cá càng lúc càng nhiều thì sẽ càng dễ đẻ. Khi đẻ cá cái quẫy rất mạnh để trứng được phun ra ngoài. Cá đực tiến hành thụ tinh cho trứng đã được tiết ra bên ngoài. Cá đực luôn bám sát theo cá cái để hoàn tất quá trình sinh sản.

    Nếu cá khống sinh sản cần phải vớt giá thể lên vào 9h đến 10h sáng hôm sau. Hạ bớt nước trong hồ và cho cá phơi nắng đến chiều tối rồi cho thêm nước, giá thể vào để kích đẻ. Làm đúng như lần đầu ngày hôm sau cá Koi sẽ đẻ.

    hoạt động sinh sản của cá koi tàu

    Ấp trứng cá Koi

    Trong quá trình ấp trứng cá Koi cần cho nước chạy nhẹ nhàng thường xuyên qua chậu. Nên thay 1 phần nước trong chậu bằng nước đã dự trữ. Chậu trứng cần được sục khí liên tục đặc biệt khi trứng chuẩn bị nở. Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chậu cá.

    Sau 24h thụ tinh trứng sẽ có 2 mắt đen li ti. Trongquas tình phôi cá phát triển cần rất nhiều Oxy. Đặc biệt là trước và sau khi trứng được nở. Lý do là cá được chuyển từ dạng phôi sang vận động nên cần nhiều oxy để trao đổi chất. Bên cạnh đó các enzym cũng chỉ được tiết ra làm màng trứng bị vỡ môi trường nhiều oxy. Nếu thiếu Oxy enzym sẽ bị ức chế và cá nở ít.

    Cá mới nở rất dễ bị chết hàng loạt nếu trên mặt nước có váng do thiết oxy. Cần sục khí tiếp tục sau khi cá đã nở.

    Kỹ thuật Ương cá bột 

    3 ngày sau khi cá nở sẽ tự dưỡng bằng chính noãn hoàng. Sau 3 ngày tuổi cá bắt đầu ăn các phiêu sinh và bột đậu lành pha loãng tảy vào nước. Thời gian này cá bắt đầu thể hiện màu nhưng chưa thực sự rõ nét. Sau 7 đến 10 ngày có thể thả cá ra ao. Ao này cần được chuẩn bị sãn, gây màu bằng cách bọn phân gây màu tương tự trong phấn chuẩn bị ao nuôi cho cá bố mẹ. Ở thời điểm này thức ăn tự nhiên rất quan trọng. Tỷ lệ sống của cá bột phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên.

    Ao để ương cá bột cần được quản lý chặt nguồn cá tạp (diệt hết cá tạp trước khi thả cá bột xuống. Nước ra vào ao phải qua hệ thống cống, hang mọi, nước tràn bờ, nước mưa,…). Vài ngày sau khi thả cá có thể tiến hành cho cá ăn thức ăn là cám hỗn hợp. Lượng thức ăn tăng dần lên.

    chăm xóc cá koi tàu

    Chăm sóc cá bột giai đoạn ương vô cùng quan trọng. Đặc biệt là theo dõi và quan lý màu của nước. Nước cần được giữ luôn có màu xanh lá non, ao thông thoáng có gió lùa. Thay nước từ 2 đến 3 lần/tháng tùy vào điều kiện. Phòng bệnh cho cá bột bằng cách tuân thủ đúng quy trình từ khi chuẩn bị ao nuôi, bể đẻ, nuôi vỗ,… và quản lý ao ương cá. Cá sau khi nuôi được 4 đến 5 tháng bắt đầu phát triển vậy, kỳ theo liểu dáng và màu sắc đặc trưng. Lúc này có thể thu hoạch cá để bán.

    Các chép thành thục từ tháng thứ 8 đến 1 năm. Mùa sinh sản chính là vào mùa mưa nhưng hiện này cá Koi đã được thuần chủng nên sinh sản được quanh năm. Cá Koi không có tập tính chăm trứng và ăn trứng sau khi đẻ.

    Thực tế cá coi có thể sinh sản được 97.000 trứng/kg trọng lượng của cá. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và điều kiện nuôi cá. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào môi trường: thời gian phôi phát triển 8 – 42 giờ, nhiệt độ nước từ 26 đến 31 độ C.
    Ngoài tự nhiên cá đẻ trong vùng nước tù có rễ cây và cỏ thủy sinh ở độ sâu khoảng 1m. Điều kiện nhân tạo cần có giá thể là cây lục bình hoặc xơ nilon, mưa nhân tạo, nước mát và sạch.

    Đặc điểm trứng cá Koi: trứng tròn dính vào nhau với đường kính từ 1,2 đến 1,3mm có màu vàng trong. Thời gian phôi phát triển từ 36 đến 40 giờ ở nhiệt độ lý tưởng từ 28 đến 30 độ. Ở nước ta, điều kiện nuôi nhốt cá đực phát dục khoảng 15 ngày và cá cái từ 20 đến 30 ngày. Thời gian phát dục phụ thuộc vào từng cá, mùa vụ và điều kiện sống.

    Các bệnh các koi và phương pháp phòng chống cá Koi Tàu

    Bệnh Anchor Worm ở cá Koi 

    Lernaea – Anchor Worm (trùng mỏ neo) là 1 ký sinh trùng thuộc loại giáp xác rất phổ biến trên Koi. Loại ký sinh trùng này dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Độ dài của nó có thể đạt từ 10 – 12mm. Trùng mỏ neo dùng đầu của nó bám chặt vào mô của Koi, thân và đuôi của chúng thường dễ nhận biết. Các giai đoạn chưa trưởng thành chúng tồn tại trong mang của Koi, khi trưởng thành chúng giao phối và con đực rời khỏi Koi, các con cái thụ tinh tồn tại trên cơ thể của Koi và tiếp tục phát triển, trở thành hình dạng con trùng mỏ neo quen thuộc.

    Anchor Worm cái bám trên da và mô cá Koi và tạo điều kiện để nấm phát triển và lây lan. Trứng của trùng mỏ neo nếu không được phát hiện trong hồ cả, ở điều kiện nhiệt độ phù hợp sẽ nở thành ký sinh trùng. Cách điều trị với các con cá Koi bị nhiễm ký sinh trùng này là dùng nhíp gây tê. Cần phải loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng ra khỏi cá. Để chắc chắn loại bỏ hoàn toàn, nhúng một bông chồi trong dung dịch permanganat kali thoa mạnh mẽ lên trùng mỏ neo, với giải pháp này chúng sẽ rớt ra khỏi Koi. Phương pháp điều trị gồm Paradex hoặc Dimilin.

    Bệnh Costia cá Koi

    Costia có 3 đến 4 roi. Nó làm hại cho cả da và mang của cá Koi. Loại ký sinh trùng này sinh sản bằng cách phân hạch nhị phân. Ký sinh trùng này sinh sôi rất nhanh gây ra các triệu chứng cho cá như: vây kẹp, thờ ơ, cọ xát, da có màu mờ nhạt.

    Bệnh Cotton Wool Disease

    Columnaris (Flexibacter columnaris) là bệnh do vi khuẩn gây ra. Biểu hiện của bệnh là có các búi trắng xung quanh miệng cá. Sau đó lan dần đến các bộ phân cơ thể, đến vây và gây ra các lở loét. Bệnh này thường bị nhầm với nhiễm nấm bởi các biểu hiện bệnh tương tự nhau.

    Bệnh Columnaris

    là bệnh do vi khuẩn gây ra. Nó làm cá bị nhiễm trùng đặc biệt với các loài cá da trơn, cá livebearing. Tên của vi khuẩn này có nguồn gốc từ 1 loại vi khuẩn hình cột và xuất hiện trong hầu hết các ao nuôi. Loại vi khuẩn này lây nhiễm nhanh làm cá bị stress căng thẳng do chất lượng nước không đảm bảo, chế độ ăn uống không hợp lý, quá trình vận chuyển và xử lý. Vi khuẩn này lây nhiễm qua mang, miệng và các vết thương nhỏ trên da. Bệnh cũng lây nhiễm qua thùng chứ, vượt, thực phẩm nhiễm khuẩn. Sử dụng thuốc chống vi khuẩn để điều trị cho bệnh này.

    Bệnh Dropsy

    Triệu chứng: cá xù vảy lên giống như quả thông, mắt bị lòi ra. Đây không phải 1 căn bệnh mà nó là hệ quả của 1 số nguyên nhân khác. Dropsy là thuật ngữ chỉ các bệnh xưng trên thân cá. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bệnh này không quá nguy hiểm và gây chết cá. Tuy nhiên, cần cách ly cá bị bệnh để điều trị và tìm nguyên nhân gây bệnh.

    Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng trên là:

    – Bị vi khuẩn tấn công gây chảy máu bên trong dẫn đến sưng đột ngột.

    – Có khối u phát triển hoặc là ký sinh trùng phát triển bên tỏng cá dẫn đến sưng chậm.

    – Mycobacterium tuberculosis gây sưng chậm nhưng nguy hại cho cá.

    Bệnh Finrot and Ulcers

    Có 1 số vi khuẩn liên quan đến finrot gây ra những tổn thương và làm xuất huyết nội tạng. Nổi bật trong đó là Pseudomonas và Aeromonas. Bắt đầu là các thương tích sau đó bị loét do vi khuẩn, nấm tấn công và gây hại.

    Các vết loét gây ra tình trạng osmoregulatory và làm cho thận của cá bị hư hai rồi dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị.
    Cách chữa trị là pha dung dịch nước muối yếu cho vào trong hồ hoặc sử dụng thuốc chống vi khuẩn. Nồng độ áp dụng là 3gm/l, nó sẽ giúp lấy lại sự cân bằng cho thẩm thấu, giúp thận không bị quá tải.

    Lưu ý: đảm bảo muối được hòa tan hoàn toàn trước khu cho vào hồ. Bệnh do Finrot gây ra rất dễ phát hiện. Vây hoặc đuôi cá chuyển màu đỏ ở các cạnh. Sau đó là ngây ra nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn và nấm phát triển.

    Bệnh Cá Koi Fish Lice (Argulus)

    Argulus là 1 loại ký sinh trùng thuộc lớp giáp xác khác. Nó to khoảng 1cm, có 1 giác giống như chiếm kim ở miếng và bám chặt vào cá Koi. Chiếc giác hút này sẽ tiêm chất độc vào cá. Điều này gây kích ứng mạnh với Koi và họ gãi, cạ mình và nhảy, có thể bị nhiễm khuẩn.

    Cá khi bị lây nhiễm và tổn thương nặng sẽ dẫn đến tử vong. Đa số, các biện pháp khắc phục antiparasite sẽ không giết chết rận cá. Sử dụng 1 loại hóa chất mạnh rất cần thiết. Tuy nhiên, hóa chất này không được bán rộng rãi. Vì vậy các bạn nên hỏi bác sĩ thú y hoặc đại lý bán thuốc thú ý. Hoặc có thể dùng thuốc tím hoặc là Dimilin để điều trị.

    Bệnh Gill Maggots

    Gill maggots thuộc lớp giáp xác được gọi là giòi. Các con cái sống kí sinh khi trưởng thành có màu trắng đen hoặc xám dài khoảng vài mm và bám vào mang cá. Gill maggots có thể gây ra các tổn thương rất nghiêm trọng cho cá. Làm cho cá bị sói mòn các sợi mang và tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ cấp phát triển.

    Bệnh Saprolegnia Fungus

    Đây là bệnh nhiễm nấm phổ biến ở cá Koi. Bào tử nấm sẽ phát triển bất cứ nơi nào trên Koi, trong đó có mang. Lúc đầu phát triển trên mô chết. Sau đó phát triển và làm phá vỡ các mô sống. Loại nấm này xuất hiện giống như bông và rất khó phát hiện nếu nhiễm trong mang. Tuy nhiên nếu bám vào không khí sẽ dễ phát hiện hơn. Điều trị bệnh bằng các loại thuộc sát trùng, có thể dùng Tetra Nhật kết hợp thêm muối đem lại hiệu quả cao.

    Bệnh Skin and Gill Flukes

    Skin and Gill Flukes là 2 loại ký sinh trùng thuộc họ nhà sán lá monogenetic. Chiều dài của sán từ 0,05 – 3.00mm có kích thước lớn nhất trong chi của loài sán.

    Cá Koi khi bị nhiễm bệnh có các dấu hiệu như: nhảy, chà mình xuống hồ, vận động mạnh để loại bỏ các ký sinh trùng. Loại sán này không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dưới kính hiển vi nó giống như bọ chét ở mèo, chó. Loại sán này có loại bỏ được với các hoạt chất hóa học như: Kali permanganat, T Chloramine, Formalin và Malachite Green. Để diệt hoàn toàn cần lặp lại phương pháp, tần suất, nhiệt độ và hoát chất.

    Bệnh cá Koi Tàu mắc Trichodina

    Trichodina là ký sinh trùng thuộc dòng đơn bào chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. Nó hình tròn và có nhiều móc giống lông mi. Các móc này luôn quay khi nó di chuyển và gây tổn thương cho mô. Ký sinh trùng này tấn công cả mang, da cá Koi và gây ra tổn thương nặng ở mang vì khó phát hiện. Nó sinh sản tạo ra 1 thảm thực vật dưới da có màu trắng đục. Cá bị bệnh thường lờ đờ và cạ mình vào thành hồ. Để điều trị loại ký sinh trùng này cần dùng Kali permanganat.

    Bệnh White Spot (Ich)

    White Spot gây ra bởi multifiliis Ichthyopthirius. Biểu hiện là những đốm trắng trên da, vây và mang. Ban đầu các tế bào phát triển dưới da cá, ăn dịch cơ thể cá tiết ra. Sau đó nó chúng rơi xuống đáy ao, tập kết với nhau và sinh sản. Các biểu hiện ở cá bị bệnh: lờ đờ, kém ăn, có đốm trắng. Cá sẽ chết nối không được điều trị. Tuy nhiên, vẫn có phương pháp để điều trị bệnh này.

    Mua sản phẩm này

    CÁ KOI TÀU

    Đánh giá sản phẩm

    Đánh giá

    Chưa có đánh giá nào.

    Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁ KOI TÀU”

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bình luận trên Facebook